CÁC LOẠI VÁN GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN TRONG NỘI THẤT

    Gỗ công nghiệp từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất nhờ những đặc tính rất khó thay thế như dễ thi công, không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay các ưu thế về giá thành, mẫu mã, màu sắc.

    Thị trường Việt Nam, đồ gỗ nội thất được làm từ 06 loại ván gỗ công nghiệp chiếm ưu thế vượt trội về chất lượng và số lượng, đáng chú ý gồm MFC, MDF và HDF. 03 loại ván còn lại bao gồm: Plywood, Gỗ ghép thanh và Ván nhựa. Cả 06 loại đều có những tính chất và các đặc điểm khác nhau phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng.

    I. MFC – Melamine Faced Chipboard:

    MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard. Đây là loại ván gỗ dăm được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine.

    Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su… Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

    Gỗ MFC gồm 2 loại MFC thường và MFC chống ẩm

    1. Gỗ MFC thường: Gỗ MFC loại thường có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại… Tất cả đều giống như gỗ thật.

    2. Gỗ MFC chống ẩm: Ngoài 80 màu MFC loại thường có hầu như tất cả các loại gỗ MFC chống ẩm lõi xanh V313 tương tự màu như MFC loại thường.

    Khác với MFC loại thường, gỗ MFC chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm, bệnh viện, trường học, những nơi ẩm ướt… Đặc biệt là ở miền Bắc nơi có khí hậu ẩm ướt, nếu muốn có sản phẩm hoàn hảo và bền bỉ thì Quý Khách nên dùng MFC chống ẩm. Hiện nay gỗ MFC chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn toilet.

    Phân biệt loại thường và loại chống ẩm: Gỗ MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.

    Gỗ công nghiệp MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất. Hiện 80% đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng dùng gỗ MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng đa dạng và phong phú. Gỗ MFC được sử dụng rất phổ biến cho một số đồ nội thất như: tủ áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ, ban công, nội thất văn phòng, showroom,…Có thể kết hợp với vật liệu bề mặt như Veneer, Laminate, phủ sơn.

    II. MDF – Medium Density Fiberboard:

    MDF được viết tắt từ chữ Medium Density Fiberboard (ván sợi mật độ trung bình). MDF là tên gọi chung cho 3 loại sản phẩm ván ép.

    Ván gỗ MDF được sản xuất từ các loại gỗ cứng và mềm, có cấu tạo gồm các thành phần chính: bột sợi gỗ, parafin wax, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ nhằm chống mối mọt, ẩm mốc, bột độn vô cơ. Ngoài ra có thể thêm một số thành phần gỗ cứng tùy theo nhà sản xuất.

    Như vậy gỗ công nghiệp MDF là loại gỗ sản xuất từ gỗ qua quá trình liên kết giữa các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất đê tổng hợp nên. Có độ dày khác nhau, được ưu chuộng trong xây dựng và nội thất.

    Được làm từ các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng vật nhựa,.. Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.

    Ván gỗ MDF được chia thành 2 loại: MDF thường và MDF lõi xanh.

    1. Ván MDF chống ẩm lõi xanh:

    Ván MDF chống ẩm lõi xanh chống ẩm còn được gọi với tên là HMR (High moisture Resistance) là sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ rừng tại Thái Lan, Malaysia, đây là những quốc gia hàng đầu về gỗ nhân tạo. Với đặc tính không bị mốc, trong điều kiện không khí ẩm ướt thì ván chống ẩm như HFM đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của sản phẩm, cũng như những hạng mục yêu cầu kĩ thuật và thẩm mĩ cao.

    2. Ván MDF lõi thường:

    Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF chống ẩm lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao nên sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc. Với tính năng ưu Việt, khả năng chống nước vượt trội, dộ co dãn đàn hồi tốt, có thể chống nước khi độ ẩm cao, và co dãn tốt khi nhiệt độ tăng.

    Hiện nay, dòng gỗ công nghiệp MDF đang được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất nội thất cho gia đình, văn phòng… Có khả năng thay thế gỗ tự nhiên tùy theo mục đích sử dụng. Do khả năng gỗ MDF chống chịu nước kém nhưng bù lại không đàn hồi, giá thành lại rẻ hơn nên thường sử dụng sản xuất bàn ăn, giường ngủ, kệ tivi, tủ quần áo, bàn làm việc, tủ kệ trưng bày,...

    III. HDF – High Density Fiberboard:

    Gỗ HDF là một sản phẩm ván ép công nghiệp có tên gọi đầy đủ là High Density Fiberboard. Loại gỗ này được phát triển dựa trên cơ sở khắc phục nhiều nhược điểm của các loại gỗ ván dăm như MDF, MFC và nâng cao chất lượng hơn cho cốt gỗ. Gỗ sợi HDF đem lại tính bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao.

    So với MDF và MFC, HDF đem lại sự bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao hơn rất nhiều.

    Gỗ ép công nghiệp HDF được cấu tạo từ 80% - 85% gỗ tự nhiên. Tận dụng những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày làm nguyên liệu chính, cấu thành cốt gỗ tấm. Sau khi được luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000oC – 2000oC để xử lý hết nhựa và nước. HDF thường sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF với kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm hoặc các kích thước khác theo nhu cầu sử dụng. Các tấm ván gỗ HDF đã xử lý bề mặt được đưa sang dây chuyền cắt theo các kích thước đã định sẵn, rồi phủ thêm lớp tạo vân gỗ cùng lớp phủ bề mặt.
    Lớp phủ bề mặt được làm từ Melamine Resin và sợi thủy tinh nên có độ trong suốt, giúp giữ màu sắc được lâu dài, vân gỗ ổn định. Đồng thời, bảo vệ lớp bề mặt của gỗ HDF. Chính vì vậy mà HDF là ván ép chất lượng cao nhất trong các loại gỗ ép hiện nay.

    Ván ép HDF có hai loại phổ biến đó là ván HDF lõi trắng và HDF lõi xanh.

    1. Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên

    Đây là loại ván ép nguyên bản giữ màu trắng tự nhiên của gỗ thịt không qua bất kỳ công đoạn xử lý tẩy nhuộm nào nên rất an toàn với sức khỏe. Đa số trên thị trường, bạn sẽ bắt gặp loại ván này. Gỗ HDF lõi trắng đáp ứng đầy đủ được tiêu chuẩn cơ bản của gỗ ép công nghiệp cao cấp.

    Để tăng thẩm mỹ cho ván gỗ ép người ta có thể phủ các bề mặt như Veneer, Laminate, Melamine,... với các họa tiết vân gỗ, vân đá,... cho người dùng nhiều lựa chọn, vừa đảm đảm được tính thẩm mỹ lẫn chất lượng cao.

    2. Gỗ HDF lõi xanh

    Gỗ cốt xanh (HDF lõi xanh) là một loại cốt gỗ nhân tạo được sản xuất trên công nghệ hiện đại bậc nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu. Với nguyên liệu được cấu tạo từ 80% - 85% gỗ tự nhiên cho ra cốt gỗ đặc, bền và chắc. Tương tự như HDF lõi trắng thông thường nhưng sản phẩm này sở hữu đặc điểm riêng là có màu xanh của lõi gỗ. Màu xanh được lấy từ màu công nghiệp organic được kiểm định an toàn nhằm dễ dàng phân biệt mức độ chịu nước và tỷ trọng độ nén (Density) mà nhà sản xuất muốn hướng đến sự đa dạng cho người dùng lựa chọn. Dù HDFMR hay HDF thì chất lượng vẫn tương đồng nhau.

    Ván gỗ cốt xanh có cấu trúc rất bền chặt và chắc chắn. Sở hữu công nghệ sản xuất tương tự như sàn gỗ HDF lõi trắng thông thường, cho ra thành phẩm sàn gỗ cao cấp với cốt gỗ đặc và dày, độ nén cao.

    IV. Plywood:

    Plywood hay gỗ ván ép đều là thuật ngữ khác nhau của loại gỗ được tạo ra từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước với nhau được xếp chồng lên nhau và kết dính bằng loại keo đặc biệt chuyên dụng. Gỗ ván ép được sử dụng rất phổ biến trong đời sống đặc biệt là trong thiết kế và sản xuất đồ dùng nội thất. Gỗ Plywood có quy trình sản xuất tiên tiến, được ép dưới áp suất và nền nhiệt cao nên rất chất lượng và đảm bảo sử dụng an toàn. 

    Gỗ Plywood được tạo nên từ việc ghép nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày khoảng ~1mm và có kích thước bằng nhau. Các lớp gỗ này được ép chồng vuông góc với nhau bằng loại keo chuyên dụng và được ép nhiệt nhiệt độ cao để đạt được đồ bền như mong muốn. 

    Nhìn vào cấu tạo chung của các loại ván này thì điểm khác biệt giữa chúng là phụ thuộc vào chất liệu bề mặt. Dựa vào bề mặt, có thể chia sàn Plywood thành các loại sau:

    1. Sàn gỗ Plywood bề mặt Veneer:

    Đây được xem như loại sàn gỗ hoàn toàn từ tự nhiên. Veneer là một lớp gỗ tự nhiên từ các cây gỗ có đường vân và màu sắc đẹp mắt lát mỏng. Sau đó, được dán ép vào bề mặt ván. Sàn gỗ Plywood Veneer có tính thẩm mỹ rất cao do sở hữu bề mặt gỗ tự nhiên cho màu sắc và tính sắc nét, chân thực. Giá thành của loại này cũng cao hơn so với các loại bề mặt nhân tạo khác. Tuy sở hữu tính thẩm mỹ rất cao nhưng ván dán ép Veneer lại có nhược điểm là không chịu được nước. Khi bị ngấm nước các lớp kết dính sẽ mất khả năng liên kết và dễ bong tróc. Bạn chỉ nên lắp đặt loại sàn này ở những nơi khô ráo, hạn chế tối đa hơi ẩm và nước.

    Sàn gỗ Plywood Veneer có tính thẩm mỹ rất cao do sở hữu bề mặt gỗ tự nhiên cho màu sắc và tính sắc nét, chân thực.

     

    2. Sàn gỗ Plywood bề mặt Laminate:

    Laminate là bề mặt được sử dụng phổ biến khi sản xuất sàn gỗ do tính thẩm mỹ của loại này tương đối cao, thể hiện được màu sắc và các chi tiết giống với gỗ thật nhất. Đồng thời, bề mặt còn được phủ bóng có khả năng chống nước và chống xước tốt. Nếu bạn có nuôi thú cưng trong nhà cũng không cần quá lo lắng về móng vuốt của chúng có thể làm xước sàn nhà. Hoặc khi lỡ tay đổ nước ra sàn bạn chỉ cần lấy khăn khô thấm sạch là có thể yên tâm sử dụng tiếp.

    Sàn gỗ Plywood bề mặt Laminate được phủ bóng có khả năng chống nước và chống xước tốt.

     

    V. Gỗ ghép thanh:

    Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép (Finger joint) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính sau đó được ép dưới nhiệt độ và áp suất quy định để tạo thành những tấm ván có kích thước lớn hơn.

    Các thanh gỗ được ghép với nhau nhờ khớp nối có sử dụng chất kết dính. Mặt cắt của các khớp nối giống như những ngón tay đan vào nhau nên có tên là “finger joint”. Các thanh gỗ được ghép lại với nhau tạo nên thiết diện bề mặt tấm ván lớn, có liên kết tốt và độ bền chắc cao. Ván ghép thanh thường dễ bị nhầm lẫn với những mộng khớp của các thùng/hộp gỗ ứng dụng ở các góc hộp/các công trình dạng hộp.

    Tấm ván ghép thực chất là gỗ ghép công nghiệp nhưng có chất lượng tương tự như tấm ván gỗ tự nhiên do thực chất nguyên liệu sản xuất tấm ván vẫn là những thanh gỗ tự nhiên. Thông thường, gỗ ghép thanh được sản xuất từ gỗ cao su, gỗ thông, gỗ keo, gỗ tràm,… hoặc các loại gỗ phi tiêu chuẩn như bìa bắp từ các phân xưởng lẻ, gỗ có đường kính nhỏ và một số loại gỗ tận dụng khác không thể dùng để đóng đồ nội thất thành phẩm.

    Gỗ ghép thanh được sử rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, đồ mộc, trang trí nội thất.

    VI. Ván nhựa:

    Xuất hiện trên thị trường vật liệu nội thất hơn 20 năm, gỗ công nghiệp là giải pháp thay thế khá hiệu quả cho gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp gặp không ít vấn đề như bị trương nở, ẩm mốc khi gặp nước đối với các khu vực nhà bếp, nhà tắm thường xuyên phải tiếp xúc với nước; mối mọt tấn công làm giảm độ bền của sản phẩm…

    Để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại của gỗ công nghiệp, Ván nhựa – đặc trưng là tấm Picomat đã được nghiên cứu và phát triển để đưa đến người tiêu dùng dòng vật liệu nội thất đột phá – Ván nhựa PVC hay còn gọi là tấm nhựa PVC. Sản phẩm là vật liệu dạng tấm, được tạo thành từ thành phần chính là Polivinyl Clorua ( thường được ký hiệu là PVC). Ngoài nhựa PVC, ván nhựa Picomat còn có thêm một số chất phụ gia vô cơ.

    Chính vì thế, Ván nhựa PVC có khả năng chịu nước tuyệt đối, chống ẩm mốc, ngăn chặn sự phá hoại của mối mọt đem đến độ bền vượt trội cho đồ nội thất; giảm sự lan toả đám cháy… Cùng với đó, là sự phong phú về độ dày: 5, 8, 10, 12, 15, 18mm, tấm nhựa PVC đáp ứng được mọi nhu cầu về ứng dụng nội thất từ tủ bếp, tủ chậu lavabo đến tấm ốp tường, trần nhựa, vách ngăn phòng… hay nội thất trường học, nội thất văn phòng, nội thất bệnh viện, nội thất tàu thuỷ…

     

    Bên trên là thông tin về các loại ván gỗ Công nghiệp phổ biển trong nội thất hiện nay mà JDesign Co., LTD muốn giới thiệu.

    Đặc biệt về các sản phẩm MFC/MDF/HDF/Ván nhựa hay Laminate/Veneer, JDesign Co., LTD khuyến nghị và tin dùng các sản phẩm của các nhà sản xuất/nhà cung cấp có uy tín trên thị trường như: An Cường, Formica, Picomat, …. Điều này nhằm đảm bảo về chất lượng sản phẩm, hình ảnh, mẫu mã, màu sắc của sản phẩm hoàn thiết thi công đúng và sát nhất với sản phẩm thiết kế. Bên cạnh đó là chất lượng đảm bảo về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, …

     

    ------------------------------------------------------

    JDesign Co., LTD - CUNG CẤP GIẢI PHÁP TRỌN GÓI LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT!

    Liên hệ ngay để được đặt lịch Tư vấn/Khảo sát/Báo giá miễn phí!

    Bảo hành sản phẩm lên đến 03 năm – Cam kết bảo trì sản phẩm suốt đời!

     

    Mọi chi tiết/yêu cầu xin vui lòng liên hệ:

    - Email: contact.jdesignvn@gmail.com

    - Tel: 0866.648.298

    - Website: https://j-design.vn/

    - Fanpage: https://www.facebook.com/jdesignvn

    - VPGD: 03/50 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

    JDesign - Your Inspiration. Our Creation!

    #jdesignvn #interior #interiordesign #interiordecor #thietke #thicong #noithat

    Dự án khác