NHỮNG LƯU Ý VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ BẢN

    Từ xưa đến nay, hỏa hoạn đã được xếp vào hàng thứ hai trong bốn loại hiểm họa của đời sống xã hội đó là: “Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc”. Có thể nói, ít có tai nạn nào gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản như trong các vụ hỏa hoạn. Nó không chỉ là điều tối kỵ đối với các hộ kinh doanh, gia đình, nhà ở mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội. Trong bối cảnh đất nước đang không ngừng đổi mới và phát triển thì các phương pháp phòng cháy chữa cháy ngày một nâng cấp hoàn thiện và phát triển hơn, đòi hỏi mỗi chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức thiết yếu cơ bản về Phòng cháy & Chữa cháy. Cùng với đó, tại các đô thị hiện nay là sự xuất hiện của các công trình tòa nhà cao ốc, cao tầng, các trung tâm thương mại hay kể đến là các nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn ở vùng lân cận ngày càng nhiều ... thì nguy cơ dẫn cháy nổ là rất cao. Chính vì vậy, qua bài viết dưới đây hãy cùng JDesign Co., LTD đi tìm hiểu về “NHỮNG LƯU Ý VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ BẢN CẦN THIẾT”

    I. Nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ hiện nay:

    Để hạn chế các vụ tai nạn do cháy, nổ xảy ra thì chúng ta cần phải đi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra chúng là như thế nào và hiểu rõ các kiến thức cơ bản về nó. Từ đó tìm ra được các biện pháp hữu hiệu nhất để đề phòng chống một cách an toàn. Một số nguyên nhân cơ bản có thể kể đến như:

    - Đối với hộ kinh doanh sản xuất, văn phòng, nhà xưởng:

    • Cháy do nhiệt độ cao, đủ sức đốt cháy một số chất như diêm, dăm bào, gỗ, khi hàn hơi, hàn điện, …
    • Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hoá học 180,…
    • Cháy nổ trong công nghiệp hay dùng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn khí cháy, các bể chứa nhiên liệu dễ cháy gặp lửa hay tia lửa điện có thể gây cháy, nổ.
    • Doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng dễ cháy, sắp xếp hàng hóa cồng kềnh gần những nơi dễ phát hỏa
    • Do sự chủ quan của một số chủ hộ kinh doanh, văn phòng, công ty không trang bị đầy đủ các thiết bị, không tuân thủ đúng quy chuẩn an toàn PCCC

    - Đối với gia đình, nhà ở:

    • Cháy do nấu nướng đặc biệt là các khu nhà cao tầng, chung cư.
    • Cháy do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
    • Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, cháy cầu chì, chạm mạch, …
    • Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn cháy.
    • Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
    • Cháy do áp suất thay đổi đột ngột: trường hợp này dễ gây nổ hơn gây cháy. Khi đổ nước nguội vào nước kim loại nóng chảy gây nổ. Bởi vì khi nước nguội gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi, tức khắc kéo theo tăng áp suất gây nổ
    • Nổ lý học: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ bình chứa không chịu nổi áp suất nén đó nên bị nổ.
    • Nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng, bom, đạn, mìn, … )

    II. Mục tiêu của việc phòng cháy chữa cháy:

    - Đối với công ty, hộ kinh doanh sản xuất, văn phòng: Giảm thiểu rủi ro và thiệt hại tối đa về tài sản cũng như tính mạng của con người. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của phòng cháy chữa cháy và trang bị những kiến thức thiết yếu như: bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tại công ty, văn phòng, xí nghiệp, nhà máy, …

    - Đối với các hộ gia đình: Ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất các vụ cháy nổ xảy ra. Phát hiện những nguyên nhân gây cháy nổ nhằm tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại về con người và tài sản, …

    Đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Đảm bảo tốt vai trò tuyên truyền, an sinh xã hội. Phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho người dân, rà soát việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn,  khu vực quản lý, xử lý đám cháy nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

    III. Các biện pháp cơ bản về phòng cháy, chữa cháy: 

    Để phòng cháy chữa cháy chúng ta có hai phương pháp hiệu quả nhất đó là phòng cháy chữa cháy trong trạng thái chủ độngbị động.

    A. Phòng cháy chữa cháy trong trạng thái chủ động:

    Hiện nay các tòa nhà, chung cư hiện đại đều yêu cầu rất cao trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Vì vậy, dưới đây là một vài phương pháp chủ động mà chúng ta cần nắm rõ:

    1. Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động:

    Hệ thống này được thiết kế để cảnh báo chúng ta trong trường hợp khẩn cấp có thể dễ dàng phát hiện kịp thời, đưa ra các phương án xử lý để bảo vệ bản thân, gia đình và mọi người. 

    Gồm 2 cơ chế là: Cơ chế bảo vệ và cơ chế cảnh báo:

    +) Cơ chế bảo vệ: Nhằm phát hiện các đám cháy, đám khói, rò rỉ khí độc

    +) Cơ chế cảnh báo: Như còi, đèn chớp, cuộc gọi khẩn cấp.

    Một hệ thống báo cháy tự động bao gồm 03 thành phần chính là: Cảm biến đầu vào, trung tâm báo cháy, và thiết bị cảnh báo đầu ra. 

    Tủ báo cháy trung tâm được thiết kế dạng tủ, có bình ắc quy dự phòng và có các mô - đun SIM điện thoại để quay số khẩn cấp.

    +) Cảm biến, thiết bị đầu vào : là hệ thống các đầu dò phát hiện các đám cháy hoặc khói. Bao gồm đầu dò khói, đầu dò nhiệt, khí gas, carbon monoxide và nút nhấn khẩn cấp. Các đầu dò cảm biến sẽ nối dây về trung tâm báo cháy.

    +) Trung tâm báo cháy (bộ xử lý trung tâm): tiếp nhận, phân tích và xử lý tín hiệu từ các đầu dò cảm biến gửi đến.

    +) Thiết bị đầu ra: là các thiết bị báo cháy như còi, loa, bộ quay số điện thoại khẩn cấp. 

    Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tự động đó là: Khi các cảm biến phát hiện có đám cháy, nhiệt độ gia tăng, khói hoặc khí độc,... lập tức gửi tín hiệu về tủ báo cháy trung tâm. Tủ báo cháy trung tâm khi nhận tín hiệu báo cháy từ đầu dò hoặc nút nhấn khẩn, sẽ phát tín hiệu đến thiết bị báo động khẩn cấp còi, đèn và kích hoạt các thiết bị đầu phun chữa cháy.

    Hệ thống báo cháy tự động được chia làm 04 loại chính: 

    +) Hệ thống báo cháy thông thường

    +) Hệ thống báo cháy địa chỉ

    +) Hệ thống báo cháy thông minh

    +)Hệ thống báo cháy không dây

    2. Lắp đặt hệ thống PCCC gia đình:

    Ưu tiên lắp đặt hệ thống PCCC và biết cách sử dụng, đảm bảo chữa cháy tốt khi xảy ra sự cố.

    Bình chữa cháy cơ bản bao gồm 2 loại: bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy bột. Bình chữa cháy dạng bột rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau dùng để chữa các vật liệu cháy có tính chất khác nhau. Cụ thể như:

    + A – chữa cháy chất rắn

    + B – chữa cháy chất lỏng

    + C – chữa cháy chất khí

    + D hoặc E – chữa cháy điện.

    Nếu bình ghi là ABC thì có nghĩa là bình chữa cháy dập được 3 loại chất cháy: rắn, lỏng, khí. Còn nếu bình ghi là BC thì chỉ dập được chất lỏng và chất khí.

    Cách phân biệt nhanh 2 loại bình chữa cháy này là dựa vào những đặc điểm sau: Bình chữa cháy bột thì có đồng hồ áp suất, còn bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ áp suất.

    Có thể dựa vào thông số ghi trên bình chữa cháy để phân biệt nhanh:

    + Bình bột sẽ có các ký hiệu MFZ, MFZL hoặc BC, ABC

    + Bình chữa cháy CO2 sẽ có ký hiệu MT hoặc CO2.

    Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy bình CO2: Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò. Khí CO2 ở nhiệt độ –790C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy. Sau đó khí CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng oxi nhỏ hơn 140/0 thì đám cháy sẽ tắt.

    Chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2: Không được phun khí CO2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun tay cầm loa phun phải cầm. đúng vị tay cầm.

    Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy bình bột: Khi có cháy xảy ra xách bình đến gần đám cháy, lộn bình lên xuống khoảng 3 – 4 lần, sau đó đặt bình xuống, rút chốt bảo hiểm ra, tay trái cầm vòi hướng vào đám cháy, tay phải ấn tay cò, phun bột vào gốc lửa.  

    Ngoài 2 loại trên, còn có bình chữa cháy dạng bột treo trần, Nó có khả năng tự động chữa cháy trong phạm vi 3 mét. Bình có dạng hình cầu, nếu phun vào người cũng không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Bình cầu này có thể dập tắt hầu hết lửa cháy do xăng dầu, hóa chất, lửa hay điện.

    Nguyên lý hoạt động và sử dụng: Khi nhiệt độ môi trường từ 20 đến 45 độ C bình chữa cháy ở trạng thái bình thường, bình sẽ tự động phun bột khi nhiệt độ xung quanh tăng đột ngột vượt quá 60°C. Đầu phun của bình chữa cháy sẽ phun bột và khí tỏa ra trong đường kính khoảng trên 3m để dập tắt đám cháy xung quanh. Áp suất làm việc 12 bar, thời gian xả là 10 giây đến 12 giây.

    3. Kiểm tra hệ thống điện, khắc phục các hỏng hóc (nếu có):

    Các thiết bị có nguy cơ dẫn đến chập mạch điện, các dây dẫn vỏ bị hỏng phải được thay thế, đảm bảo an toàn. Ưu tiên lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động chống rò. Lựa chọn dây dẫn, thiết bị chất lượng tốt, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.

    4. Trang bị mặt nạ chống khói độc:

    Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng. Vì vậy, hãy trang bị cho gia đình mỗi người 1 chiếc mặt nạ chống độc.

    5. Thường xuyên kiểm tra hệ thống bếp gas, bếp từ:

    Kiểm tra, bảo trì bếp gas thường xuyên, thay mới các ống dẫn gas đã bị rạn nứt, hư hỏng. Khóa bếp và không đặt các thiết bị nấu nướng lên mặt kính bếp từ sau khi đã sử dụng xong.

    6. Bảo quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình:

    Sắp xếp ngăn nắp, đúng quy định, không lấn chiếm lối thoát nạn. Không dự trữ xăng, dầu, cồn số lượng lớn trong nhà khi không cần thiết.

    7. Kiểm tra nơi để đồ dùng, hàng hóa:

    Các đồ dùng trong nhà hay các vật liệu dễ cháy, phải cách xa nơi đun nấu và các nguồn nhiệt khác, đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh sản xuất.

     

    8. Trang bị tốt kiến thức về phòng cháy chữa cháy:

    Người dân nên tham gia các buổi tập huấn kỹ năng PCCC tại địa phương để trang bị đầy đủ kiến thức về PCCC nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và mọi người.

    II. Phòng cháy chữa cháy trong trạng thái bị động:

    Đây là phương pháp thoát hiểm khi cháy rất đơn giản và bất cứ ai cũng có thể thực hiện tốt, nếu như nắm rõ sẽ giảm thiểu được thiệt hại rất lớn cho bản thân và gia đình. 

    1. Giữ bình tĩnh khi có hỏa hoạn:

    Khi xảy ra cháy , hỏa hoạn, điều quan trọng nhất là bạn không được mất bình tĩnh.  Hãy xem xét nguồn cháy đang ở khu vực nào, tìm cách dập và thoát ra an toàn nhất, việc mất bình tĩnh và hoản loạn sẽ dễ dẫn đến việc dập lửa sai cách hoặc chạy chen lấn giẫm lên nhau, bị ngạt khói...

    2. Hô hoán khi có cháy:

    Khi phát hiện sự cố cháy, hãy hô hoán bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động.                      

    3. Cúp cầu dao điện khi gặp cháy nổ và chữa cháy: 

    Dùng bình chữa cháy, cát, nước, … để dập lửa. Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn mà các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được thì bạn phải tìm mọi cách thoát ra bên ngoài và gọi điện báo cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy theo số điện thoại 114.

    4. Tìm cách tránh khói độc khi không thể thoát ra ngoài:

    Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đó phải ngay lập tức mở các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp, không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng. 

    5. Thoát hiểm và tránh ngạt:

    Nếu chung cư xảy ra cháy, thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói khẩn cấp như tìm thang thoát hiểm ở đâu và có bị nhiễm khói hay không. Nếu không có khói thì bình tĩnh đi, không chen lấn, xô đẩy, di chuyển ra khu vực ban công, tuyệt đối không vào WC, tỉ lệ thoát rất thấp vì kín. Nếu có khói theo đường ban công thì đeo mặt nạ vào hoặc nếu có thang dây hãy sử dụng.

    6. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi không thể thoát ra ngoài:

    Nếu thang thoát hiểm, hành lang nhiễm khói nặng hãy đóng cửa ở trong nhà, lấy băng dính hoặc khăn ướt dán các khe cửa lại để khói không lọt vào được. Cầm đèn pin làm tín hiệu để ra dấu hiệu cầu cứu khi xe cứu hỏa đến.

    7. Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp khi di chuyển:

    Lý do là khói độc từ đám cháy thường nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên cao và oxi sẽ nằm phần thấp sát sàn nhà. Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

    8. Liên hệ ngay đơn vị PCCC chuyên nghiệp để được hỗ trợ:

    Nếu xét thấy đám cháy quá lớn và không thể tự khắc phục được. Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau:

    - Cách bấm số: Người gọi có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy. Cách bấm điện thoại (mã vùng +114) hoặc bấm trực tiếp 114.

    - Nội dung: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ nơi xảy ra cháy, loại công trình đang xảy ra cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư…) và sơ bộ về quy mô của đám cháy. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin có người bị nạn trong đám cháy hay không.

    Phòng cháy chữa cháy là những việc cần làm và chuẩn bị trước hỏa hoạn thường đến bất ngờ và để lại hậu quả vô cùng khôn lường, khó khắc phục. Vì vậy, để đảm bảo nguy cơ dẫn đến cháy nổ, công tác phòng ngừa được coi là yếu tố then chốt. Trên đây là một vài chia sẻ của JDesign về các phương pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản. Hy vọng bạn sẽ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, nắm rõ cách phòng cũng như chữa cháy để giữ an toàn cho bản thân, gia đình và mọi người.

     

    JDesign Co., LTD tự hào là Công ty Thiết kế và Thi công Nội thất chuyên nghiệp. Chúng tôi tự tin luôn mang đến với khách hàng giải pháp Thiết kế và Thi công Nội thất trọn gói với những mẫu thiết kế đẹp nhất cùng xu hướng mới nhất, bên cạnh đó là chất lượng hoàn thiện Dự án với thời gian hợp lý nhất cùng mức chi phí kinh tế nhất, luôn đi kèm điều kiện hỗ trợ bảo hành bảo trì sản phẩm trong và sau quá trình thời gian bàn giao dự án tốt nhất đến tay khách hàng!

    ------------------------------------------------------

    JDesign Co., LTD - CUNG CẤP GIẢI PHÁP TRỌN GÓI LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT!

    Liên hệ ngay để được đặt lịch Tư vấn/Khảo sát/Báo giá miễn phí!

    Bảo hành sản phẩm lên đến 03 năm – Cam kết bảo trì sản phẩm suốt đời!

     

    Mọi chi tiết/yêu cầu xin vui lòng liên hệ:

    - Email: contact.jdesignvn@gmail.com

    - Tel: 0866.648.298

    - Website: https://j-design.vn/

    - Fanpage: https://www.facebook.com/jdesignvn

    - VPGD: 03/50 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

    JDesign - Your Inspiration. Our Creation!

    #jdesignvn #interior #interiordesign #interiordecor #thietke #thicong #noithat #phongchaychuachay #PCCC

     

    Dự án khác