TÌM HIỂU HỆ THỐNG ÂM THANH TRONG NỘI THẤT HIỆN ĐẠI
Với bối cảnh cuộc sống hiện đại, Hệ thống âm thanh dần trở thành yếu tố không thể thiếu trong Không gian Nội thất, bởi không chỉ tính phục vụ giải trí cao mà còn góp phần nâng tầm, hoàn thiện yếu tố thẩm mỹ cho tổng thể Không gian. Các hệ thống, thiết bị âm thanh ngày càng hiện đại và tinh tế như: Hệ thống loa thông minh, loa không dây, âm trần, hỗ trợ thiết lập âm thanh vòm giúp không gian trở nên tiện nghi, đẳng cấp và tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.
Qua bài viết dưới đây, hãy cùng JDesign Co., LTD đi bổ sung thêm các thông tin hữu ích về: "Tìm hiểu hệ thống âm thanh trong Nội thất Hiện đại" nhé!
I. Định nghĩa:
Hệ thống Âm thanh trong Không gian Nội thất bao gồm Tổ hợp các thiết bị hiện đại được thiết kế để phát ra âm thanh, có thể được kết hợp cùng hệ thống chiếu sáng, hình ảnh, nhằm bổ sung tính giải trí, nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như gia tăng tính trang trí, thẩm mỹ, làm nội bật lên Không gian Nội thất.
II. Cấu tạo và Phân loại của Hệ thống âm Thanh:
Hệ thống âm thanh trong Không gian Nội thất bao gồm những thành phần chính sau:
A. Cấu tạo:
1. Loa: Loa là bộ phận chính trong hệ thống âm thanh, có chức năng chuyển đổi tín hiệu điện thành âm thanh. Các loại loa cơ bản bao gồm:
- Loa âm trần: Loa âm trần là một loại loa với công suất tương đối nhỏ được thiết kế, lắp đặt âm trần, chủ yếu là trần thạch cao, trần gỗ, … giúp tiết kiệm không gian và hạn chế làm ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của không gian nội thất. Loa âm trần rất phù hợp với các không gian cần hiệu ứng âm thanh nền hoặc các không gian yêu cầu tính thẩm mỹ cao mà không muốn làm lộ thiết bị âm thanh.
- Loa đứng: Loa kích thước lớn, công suất lớn, phát ra dải tần rộng và mạnh mẽ, thường được sử dụng trong các phòng lớn như: hội trường lớn, hội nghị lớn, …
- Loa để bàn: Loa nhỏ gọn với công suất nhỏ đến vừa, thích hợp cho các không gian nhỏ cần décor, trang trí, đặt bàn và tạo hiệu ứng
- Loa treo tường: Loa với công suất vừa phải, được lắp đặt trên tường nhằm tiết kiệm không gian và tạo sự gọn gàng, đặc biệt phù hợp với các không gian từ vừa đến lớn: phòng họp, hôi nghị nhỏ, nhà thờ, nhà chùa, …
2. Ampli: Bộ khuếch đại tín hiệu âm thanh, giúp tín hiệu âm thanh từ nguồn phát trở nên mạnh mẽ và rõ ràng khi tới thiết bị phát là loa.
3. Nguồn phát: Là các thiết bị phát tín hiệu âm thanh như: TV, máy tính, smartphone, …
4. Thiết bị điều khiển: Các remote, app, hệ thống điều khiển thông minh giúp người dùng dễ dàng thay đổi âm lượng, bài hát, hoặc điều chỉnh các cài đặt khác từ xa.
5. Microphone: Trong các hệ thống âm thanh hội nghị hoặc thông báo công cộng, microphone giúp thu âm giọng nói và khuếch đại âm thanh đến loa thông báo.
B. Phân loại:
1. Phân loại theo phương thức kết nối:
- Hệ thống âm thanh có dây: Các loa kết nối trực tiếp với ampli hoặc thiết bị phát âm thanh qua cáp audio chuyên dụng
- Hệ thống âm thanh không dây: Là hệ thống âm thanh sử dụng công nghệ hiện đại như Bluetooth hoặc Wi-Fi, cho phép dễ dàng lắp đặt, kết nối và di chuyển các thiết bị phát và nguồn phát mà không cần dây cáp, mang lại sự linh hoạt, tính thẩm mỹ cao cho không gian
2. Phân loại theo loại hệ thống âm thanh:
- Âm thanh nổi/Stereo Audio: Hệ thống cơ bản chỉ bao gồm hai loa chính, thích hợp cho các không gian nhỏ và vừa
- Âm thanh vòm/Surround Audio: Hệ thống gồm loa chính và các loa phụ xung quanh người nghe, tạo ra hiệu ứng âm thanh vòm 3D, rất thích hợp cho không gian phục vụ mục đích giải trí cao: Rạp chiếu phim, rạp hát, …
- Âm thanh phân tán/Sound scattering: Hệ thống âm thanh gồm nhiều loa được đặt ở các vị trí trong không gian để phát âm thanh đều, chủ yếu phục vụ mục đích nghe hoặc thông báo cơ bản, thường dùng trong các không gian lớn như nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm thương mại, …
III. Quy trình thi công Hệ thống âm thanh:
Quy trình thi công Hệ thống âm thanh trong không gian Nội thất bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Lên kế hoạch và khảo sát vị trí lắp đặt
- Khảo sát và Xác định vị trí loa ban đầu: Trước khi thi công, cần khảo sát không gian hiện trạng ban đầu, để xác định được vị trí lắp đặt loa, công suất loa và số lượng loa cần thiết sao cho phù hợp với đúng ý đồ Thiết kế ban đầu của Hệ thống âm thanh. Các yếu tố như: diện tích phòng, chiều cao trần, vị trí người nghe và mục đích sử dụng (nghe nhạc, hội họp, thông báo, ...) đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
- Chọn thiết bị phù hợp: Dựa trên mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật, lựa chọn loại loa, ampli, hệ thống điều khiển, các thiết bị nguồn phát (TV, máy tính, smartphone, …) và phương thức kết nối không dây (Wi-Fi, Bluetooth) hoặc có dây nếu cần.
- Lên bản vẽ thiết kế: Sau khi xác định hiện trạng, các vị trí và dựa theo nhu cầu đặt ra, chúng ta sẽ lên bản vẽ thiết kế bố trí hệ thống âm thanh kết hợp cùng hệ thống điện phụ trợ phù hợp. Bản vẽ sẽ giúp định vị chính xác các điểm lắp đặt loa, cách đi hệ thống dây dẫn và các thiết bị hỗ trợ khác.
Bước 2: Đi dây để lắp đặt hệ thống âm thanh
1. Chuẩn bị dụng cụ: Dây loa chuyên dụng, kìm, thiết bị kết nối, băng dính hoặc giá treo.
2. Xác định vị trí: Chọn nơi đặt loa và Ampli sao cho phù hợp để dễ dàng kết nối.
3. Lên kế hoạch đi dây: Chọn đi dây ngầm (dưới sàn, trong tường, âm trần) hoặc đi dây nổi (dọc tường, dùng giá treo).
4. Kết nối và gắn dây loa: Cắt dây, lột vỏ và kết nối đúng cực (+) và (-) vào loa và Ampli. Lăp đặt đầy đủ dây nguồn và dây tín hiệu âm thanh cho hệ thống loa và ampli.
Bước 3: Thi công lắp đặt hệ thống âm thanh
1. Chuẩn bị mặt bằng và công cụ:
- Đảm bảo không gian lắp đặt được chuẩn bị sẵn sàng, có đủ tín hiệu cho nguồn điện, nguồn âm thanh và các yếu tố cần thiết như dây dẫn, vị trí lắp đặt loa và các thiết bị điện tử kết nối cùng khác
- Sử dụng các công cụ chuyên dụng để khoan, gắn loa và lắp đặt các thiết bị âm thanh (khoan trần, gắn kệ loa, lắp đặt Ampli, …).
2. Đo khoảng cách Loa:
* Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các loa:
- Loa treo tường Khoảng cách tối thiểu giữa hai loa treo tường là: 1,5 – 2,5m để tạo âm thanh cân đối.
- Loa âm trần: Khoảng cách giữa các loa âm trần là: 1,5 - 2,5m, cách trần ít nhất 2,2m
- Loa đứng: Khoảng cách tối thiểu của hệ thống loa đứng là: 1,5 – 3m từ loa đến người nghe.
3. Lắp đặt loa:
- Loa âm trần: Cần có các thông số liên quan đến lỗ khoét của loa âm trần để tiến hành khoét lỗ trần thạch cao, trần gỗ đúng và vừa khít với loa sau khi hoàn thiện. Sau đó kết nối, cài đặt loa với hệ thống ampli/nguồn phát âm thanh qua hệ thống dây nguồn điện và dây audio chuyên dụng
- Loa treo tường: Định vị, khoan gắn giá đỡ chắc chắn của loa treo tường lên đúng vị trí tường cần lắp đặt. Sau đó kết nối loa với hệ thống nguồn điện và hệ thống điều khiển âm thanh như bình thường
- Loa đặt bàn/đặt sàn: Kết nối loa với hệ thống dây cấp nguồn điện, nguồn âm thanh tại đúng vị trí cần đặt bàn hay sàn.
4. Cài đặt các thiết bị điện tử:
- Lắp đặt ampli, kết nối chúng với các loa tương ứng và đảm bảo rằng tất cả các kết nối đều đạt chuẩn tín hiệu, chắc chắn và an toàn
- Cài đặt các thiết bị nguồn phát như TV, máy tính, smartphone, hệ thống âm thanh qua dây dẫn hoặc không dây.
Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống âm thanh:
1. Kiểm tra tính ổn định của hệ thống:
- Sau khi lắp đặt, cần kiểm tra tính hệ thống của tất cả các thiết bị (loa, ampli, nguồn phát, dây dẫn, …) để đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng chức năng và an toàn
- Đảm bảo tín hiệu âm thanh truyền tải ổn định qua các thiết bị mà không có nhiễu hay gián đoạn.
2. Điều chỉnh âm thanh:
- Điều chỉnh mức âm lượng tổng thể và các tần số (bass, treble) sao cho âm thanh rõ ràng và phù hợp với không gian.
- Nếu là hệ thống âm thanh vòm, cần điều chỉnh vị trí loa sao cho âm thanh phát ra đúng hướng và tạo ra hiệu ứng 3D (âm thanh vòm).
- Với loa âm trần, kiểm tra vị trí loa để đảm bảo âm thanh phân bổ đồng đều và không gây dội âm hoặc tiếng vang.
IV. Ưu và Nhược điểm của Hệ thống âm thanh trong Không gian Nội thất:
A. Loa âm trần:
*) Ưu điểm:
- Tiết kiệm không gian: Loa âm trần không chiếm diện tích như các loại loa đứng hoặc loa treo tường, giúp không gian trở nên thoáng đãng hơn.
- Tính thẩm mỹ cao: Loa âm trần có thiết kế hiện đại và tối giản, thường có màu sắc và kiểu dáng phù hợp với trần nhà, tạo sự hài hòa trong không gian.
- Âm thanh đồng đều: Khi được lắp đặt đúng cách, loa âm trần cung cấp âm thanh phân tán đều khắp không gian, tạo cảm giác âm thanh bao trùm
- Thích hợp cho các không gian nhỏ và vừa, có tính riêng biệt: Loa âm trần rất phù hợp cho các không gian nhỏ và vừa, có tính riêng biệt cao và tính chất cao cấp như: Nhà ở, Showroom, Cửa hàng, …
*) Nhược điểm:
- Cài đặt phức tạp: Việc lắp đặt loa âm trần yêu cầu kỹ thuật viên chuyên nghiệp để khoan lỗ, đi dây và cài đặt loa đúng cách.
- Không thể di chuyển: Một khi loa đã được lắp đặt âm trần, việc di chuyển chúng sẽ khá khó khăn và tốn công.
- Chất lượng âm thanh chưa quá cao và có thể bị ảnh hưởng: Nếu không được lắp đặt đúng vị trí, loa âm trần có thể không phát huy hết hiệu quả âm thanh, nhất là trong các không gian có độ cao trần quá thấp hoặc quá cao. Loa âm trần muốn nghe hay thì cần phải bố sung thêm các loa siêu trầm cũng như kết nối, điều khiển bằng hệ thống ampli chất lượng cao cũng như yêu cầu nguồn phát âm thanh tốt.
B. Loa đứng:
*) Ưu điểm:
- Trải nghiệm âm thanh 3D: Tạo ra hiệu ứng âm thanh vòm, mang đến trải nghiệm nghe như đang ở trong rạp chiếu phim.
- Phù hợp với các không gian giải trí: Đặc biệt thích hợp cho phòng xem phim, phòng giải trí gia đình.
*) Nhược điểm:
- Cần diện tích đủ lớn: Cần nhiều loa và một không gian rộng để âm thanh được phân bổ đều và đầy đủ nhất. Loa surround và các loa phụ có thể chiếm diện tích trong phòng.
C. Loa không dây:
*) Ưu điểm:
- Linh hoạt và dễ lắp đặt: Không cần dây cấp nguồn hoặc dây âm thanh chuyên dụng, có thể di chuyển dễ dàng và lắp đặt ở bất kỳ đâu trong không gian.
- Kết nối đa dạng: Có thể kết nối với nhiều thiết bị phát âm thanh khác nhau qua Bluetooth hoặc Wi-Fi.
*) Nhược điểm:
- Chất lượng âm thanh phụ thuộc vào tín hiệu: Nếu tín hiệu không ổn định, chất lượng âm thanh có thể bị giảm sút.
- Công suất âm thanh không quá lớn: Với những loại loa không dây, đặc biệt là không dây nguồn và sử dụng năng lượng bằng pin sạc thì đi kèm với đó sẽ là công suất loa ở mức vừa phải, không quá lớn, chỉ thích hợp với các không gian vừa và nhỏ.
D. Loa treo tường:
*Ưu điểm:
- Tiết kiệm không gian: Loa treo tường giúp tiết kiệm diện tích sàn, phù hợp với không gian nhỏ và vừa hoặc những nơi cần tối ưu hóa không gian.
- Âm thanh đồng đều: Khi được lắp đặt đúng vị trí, loa treo tường có thể phân phối âm thanh đều khắp phòng, giúp tạo hiệu ứng âm thanh tốt.
- Lắp đặt dễ dàng: Loa treo tường thường có thiết kế nhẹ nhàng và dễ dàng lắp đặt, thích hợp cho các không gian nội thất hiện đại.
*Nhược điểm:
- Khó điều chỉnh vị trí: Một khi loa đã được gắn lên tường, việc thay đổi vị trí hoặc hướng loa sẽ khó khăn và tốn công hơn so với loa di động hoặc loa đứng.
- Yêu cầu liên kết vững chắc: Để loa treo tường hoạt động tốt, cần đảm bảo rằng tường và hệ thống giá treo đủ vững để chịu được trọng lượng của loa mà không bị rung hoặc gây tiếng ồn không mong muốn khi loa hoạt động.
- Không đảm bảo tính thẩm mỹ: Việc lắp đặt loa treo tường ngoài tiết kiệm không gian, nhưng với kích thước tương đối lớn và thiết kế làm nổi sẽ có thể không đảm bảo tính thẩm mỹ với tùy không gian và yêu cầu cụ thể
V. Ứng dụng của Hệ thống âm thanh trong Không gian Nội thất
Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về Ứng dụng của Hệ thống âm thanh trong Không gian Nội thất:
A. Nhà ở:
- Giải trí: Cung cấp âm thanh chất lượng cho các hoạt động giải trí như xem phim, nghe nhạc, chơi game, …
- Tạo không gian thư giãn: Hệ thống âm thanh có thể phát nhạc nền nhẹ nhàng, giúp tạo không gian yên tĩnh và thư giãn.
- Hỗ trợ giao tiếp: Các hệ thống âm thanh thông minh có thể tích hợp trợ lý ảo, hỗ trợ điều khiển nhà thông minh và giao tiếp dễ dàng giữa các phòng.
Phòng khách
Phòng giải trí tại gia
B. Trong công trình công cộng:
- Âm thanh thông báo: Hệ thống âm thanh được sử dụng để phát thông báo, cảnh báo, hoặc thông tin khẩn cấp trong các tòa nhà, sân bay, nhà ga, trung tâm mua sắm, …
- Âm thanh nền: Tạo không gian thư giãn hoặc tập trung cho khách hàng trong các khu vực như bệnh viện, trung tâm thương mại, showroom, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, …
- Sự kiện và hội nghị: Cung cấp âm thanh chất lượng cho các sự kiện, hội thảo, hội nghị, giúp truyền tải thông tin một cách rõ rang và hiệu quả.
Văn phòng
Showroom, Cửa hàng và Trung tâm thương mại
VI. Một vài Thương hiệu Nổi bật về Hệ thống âm thanh:
*) Thương hiệu loa Phổ thông:
Sony:
- Là một thương hiệu loa nổi tiếng của Nhật bản, thành lập vào năm 1946. Đây là thương hiệu loa khá phổ biến bởi độ bền và nhiều kiểu dáng mẫu mã, dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng đặc biệt là ở Việt Nam.
JBL:
- JBL là thương hiệu nổi tiếng trên thị trường loa được sáng lập bởi James Bullough Lansing vào năm 1946 tại Mỹ. Ban đầu, JBL tập trung vào sản xuất hệ thống âm thanh chuyên nghiệp cho rạp hát và hội trường. Với sự đổi mới và sáng tạo, JBL trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong ngành. Sau đó, thương hiệu mở rộng sang lĩnh vực loa gia đình, loa di động, tai nghe và các thiết bị âm thanh cá nhân.
Yamaha:
- Yamaha là thương hiệu loa của Nhật bản, được thành lập vào năm 1887, với các Sản phầm đa dạng, nhiều mẫu mã, kiểu dáng theo từng kiểu loa để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân, phục vụ trong nhiều hoạt động, hoàn cảnh khác nhau.
* ) Thương hiệu Loa cao cấp:
Bose:
- Bose là một trong những dòng loa cao cấp có tiếng ở thị trường Việt Nam và trên Thế giới. Được sản xuất bởi tập đoàn Bose Corpo, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực âm thanh và công nghệ trên thế giới. Công ty được thành lập bởi nhà khoa học và kỹ sư âm thanh nổi tiếng người Mỹ, tên là Amar G. Bose vào năm 1964 tại Massachusetts, Hoa Kỳ.
- Những đổi mới về công nghệ âm thanh của Bose
+ Hệ thống loa cân bằng sóng (Wave audio)
+ Âm thanh không gian 360 độ
+ Công nghệ triệt tiêu tiếng ồn chủ động (Noise Cancelling)
+ Hệ thống âm thanh VideoWave
+ Loa không dây SoundTouch
- Đặc biệt, sản phẩm của Bose đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới và được ưa chuộng bởi những người yêu thích âm nhạc và chất lượng âm thanh cao cấp.
Marshall:
- Loa Marshall là một sản phẩm đến từ Anh Quốc, được thành lập vào năm 1962 Marshall là một thương hiệu nổi tiếng và được biết đến trên toàn thế giới trong lĩnh vực âm nhạc và âm thanh.Thương hiệu này luôn hướng đến việc tạo ra âm thanh mạnh mẽ, trung thực và mang tính cá nhân
- Các sản phẩm của Marshall không chỉ nổi bật với chất lượng âm thanh xuất sắc, mà còn thu hút người dùng bởi thiết kế đặc trưng và phong cách vintage, cổ điển.
Harman Kardon:
- Harman Kardon là một thương hiệu loa cao cấp được thành lập từ năm 1953, Hơn 50 triệu ô tô trên đường hiện nay được trang bị hệ thống âm thanh và kết nối với loa Harman kardon. Các dịch vụ phần mềm của hãng cung cấp năng lượng cho hàng tỷ thiết bị di động và hệ thống được kết nối, tích hợp và bảo mật trên tất cả các nền tảng, từ cơ quan, nhà riêng đến xe hơi và thiết bị di động.
- Ngoài ra Harman Kardon còn là một biểu tượng được quốc tế công nhận về thiết kế cao cấp, sang trọng.
*) Thương hiệu loa Hi – end:
Meridian:
- Được thành lập vào năm 1977 tại nước Anh, Meridian Audio tạo ra hệ thống âm thanh hiệu suất cao, độ trung thực rõ nét khi hợp tác với. Meridian đã đi tiên phong trong nhiều sản phẩm, bao gồm hệ thống loa chủ động và bộ xử lý âm thanh vòm kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới.
Devialet:
- Được thành lập từ năm 2007 tại Pháp. Devialet là thương hiệu âm thanh biểu tượng của sự xa xỉ và công nghệ tiên tiến nổi tiếng toàn cầu. Với sứ mệnh đem đến giải pháp âm thanh đột phá đáp ứng trải nghiệm thính giác hoàn hảo.
B & O:
- Thương hiệu B&O (Bang & Olufsen) được hai kỹ sư là Peter Bang và Svend Olufsen sáng lập vào năm 1925 tại Đan Mạch.
- B&O sản xuất nhiều thiết bị âm thanh như tivi, loa, điện thoại và các sản phẩm đa phương tiện. Trong đó, loa B&O là dòng sản phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ hơn hết bởi vẻ ngoài đẹp mắt, sang trọng, tinh tế và âm thanh tuyệt vời.
VII. Tổng kết:
BẢNG TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG ÂM THANH TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT
Tổng kết lại, Hệ thống Âm thanh trong không gian Nội thất không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường sống và làm việc chất lượng. Một hệ thống âm thanh tốt giúp nâng tầm không gian sống, đồng thời tạo nên một không gian đầy tính thẩm mỹ, đẳng cấp và sang trọng.
JDesign Co., LTD tự hào là Công ty Thiết kế và Thi công Nội thất chuyên nghiệp. Chúng tôi tự tin luôn mang đến với khách hàng giải pháp Thiết kế và Thi công Nội thất trọn gói với những mẫu thiết kế đẹp nhất cùng xu hướng mới nhất, bên cạnh đó là chất lượng hoàn thiện Dự án với thời gian hợp lý nhất cùng mức chi phí kinh tế nhất, luôn đi kèm điều kiện hỗ trợ bảo hành bảo trì sản phẩm trong và sau quá trình thời gian bàn giao dự án tốt nhất đến tay khách hàng!
------------------------------------------------------
JDesign Co., LTD - CUNG CẤP GIẢI PHÁP TRỌN GÓI LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT!
Liên hệ ngay để được đặt lịch Tư vấn/Khảo sát/Báo giá miễn phí!
Bảo hành sản phẩm lên đến 03 năm – Cam kết bảo trì sản phẩm suốt đời!
Mọi chi tiết/yêu cầu xin vui lòng liên hệ:
- Email: contact.jdesignvn@gmail.com
- Tel: 0866.648.298
- Website: https://j-design.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/jdesignvn
- VPGD: 03/50 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
JDesign - Your Inspiration. Our Creation!
#jdesignvn #interior #interiordesign #interiordecor #thietke #thicong #noithat #kientruc #hethongamthanh #amthanhvom #amthanhnoi #amthanhphantan #amthanh #loaamtran #amtran #loadung #loakhongday #loatreotuong