VENEER - ỨNG DỤNG CỦA SỬ DỤNG VẬT LIỆU GỖ TRONG NỘI THẤT
Ngày nay, Veneer được biết đến như là một vật liệu từ gỗ tự nhiên, được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp Nội thất. Đem lại vẻ đẹp tinh tế, độ hoàn thiện cao, sắc nét và sang trọng cho các sản phẩm Nội thất.
Vậy cùng đi tìm hiểu vật liệu Veneer là gì? Ưu điểm và Nhược điểm của Veneer ra sao? Ứng dụng của Veneer như thế nào trong ngành Nội thất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của JDesign Co., LTD để hiểu rõ hơn về loại vật liệu gỗ công nghiệp này nhé !
I. Giới thiệu về Vật liệu Veneer:
1. Giới thiệu chung:
Veneer được hiểu là tấm ván mỏng, được lạn ra từ gỗ tự nhiên như gỗ Óc chó, gỗ Sồi, gỗ Xoan, gỗ Tần bì,... với độ dày thường khoảng 0,3 - 0,6mm.
Veneer thường được xử lý và phủ/dán lên các cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF, Plywood, gỗ Composite,... để tạo những tấm gỗ Veneer vừa chất lượng, vừa có tính thẩm mỹ cao với vẻ bề ngoài giống gỗ tự nhiên. Bởi vậy, điểm đặc biệt ở Veneer đó là dù có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng các sản phẩm Nội thất gỗ Veneer lại không thuộc dòng Nội thất gỗ tự nhiên.
Sự ra đời của vật liệu Veneer là một giải pháp tối ưu để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, gỗ quý trên các quốc gia vì từ một cây gỗ tự nhiên (gỗ thịt) sẽ xẻ ra được rất nhiều miếng ván Veneer.
2. Các loại Veneer phổ biến:
2.1. Veneer Sồi:
Là những tấm Veneer được lạn mỏng từ gỗ Sồi tự nhiên, gồm hai loại là gỗ Sồi trắng và gỗ Sồi đỏ có nguồn gốc chủ yếu từ Mỹ và Châu Âu.
Veneer Sồi dễ dàng cắt và định hình, giúp tạo ra các Thiết kế Nội thất tinh tế. Ngoài ra, loại gỗ này còn chứa một số hợp chất có khả năng chống thấm nước, giúp chống mục và mối mọt tốt hơn so với một số loại gỗ khác.
2.2. Veneer Óc chó:
Là những tấm Veneer được lạn mỏng từ gỗ Óc chó, thường phổ biến với những gam màu sáng như màu trắng kem cho đến gam màu tối nâu nhạt hoặc nâu socola.
Veneer Óc chó có khả năng chịu nhiệt, chịu lực và chống ẩm tốt. Cùng với đó là chất liệu vô cùng thẩm mỹ và thân thiện với môi trường.
2.3. Veneer Xoan đào:
Là những tấm Veneer được lạn mỏng từ gỗ Xoan đào, thường có màu sắc tươi sáng, đều màu, dải màu thường gặp là từ đỏ nhạt đến đỏ đậm.
Veneer Xoan đào hạn chế tối đa khả năng mối mọt, cong vênh, co ngót.
2.4. Veneer Tần bì:
Là những tấm Veneer được lạn mỏng từ gỗ Tần bì, thường sở hữu màu gỗ từ nhạt đến gần như trắng.
Veneer Tần bì có khả năng chống cong vênh hiệu quả, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và phù hợp với khí hậu tại Việt Nam.
II. Quy trình sản xuất Vật liệu Veneer:
Để hình thành nên một tấm gỗ Veneer hoàn chỉnh, thông thường quy trình sản xuất sẽ gồm 8 bước sau:
Bước 1: Lựa chọn gỗ thịt phù hợp như gỗ Óc chó, gỗ Sồi, gỗ Xoan, … Chúng phải có chất lượng tốt và hạn chế tối đa mắt sâu của gỗ. Sau đó xử lý cơ bản như tách vỏ, ngâm bỏ nhựa, phơi khô.
Bước 2: Lạn khối gỗ thành các lát mỏng với độ dày khoảng 0,6mm đến 3mm.
Bước 3: Các lát gỗ mỏng được đặt trong máy sấy để loại bỏ độ ẩm còn lại. Tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng tự nhiên vì nhiệt độ cao sẽ làm lát gỗ bị cong vênh, dễ gãy.
Bước 4: Phủ lớp keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF, Plywood, … Sau đó dán Veneer lên bề mặt vừa phủ keo. Loại keo được sử dụng phổ biến trong quy trình này là UF. Với thành phần chính là NH4CL, chúng sẽ nhanh chóng trở thành một hợp chất rắn và cứng sau khi được ủ và nhiệt kết dính.
Bước 5: Ép Veneer vào tấm cốt gỗ. Thông thường, người ta sẽ ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nóng hoặc máy ép nguội. Quy trình này được thực hiện tự động bằng máy ép chuyên dụng
Bước 6: Sau khi đã cố định được phần Veneer trên cốt gỗ, người ta sẽ tiến hành chà nhám, đánh bóng để cho ra sản phẩm phẳng và mịn.
Bước 7: Thi công hoàn thiện bề mặt tấm Veneer bằng sơn PU hoặc lau dầu để tạo màu thành phẩm.
Bước 8: Đóng gói, chuẩn bị cho việc vận chuyển phân phối và lắp đặt.
III. Ưu và Nhược điểm của Vật liệu Veneer trong Thiết kế Nội thất:
1. Ưu điểm:
1.1. Đa dạng về Màu sắc và Mẫu mã:
Dù trải qua quá trình gia công nhưng bản chất thật sự của vật liệu Veneer vẫn là gỗ tự nhiên, vì thế bề mặt sản phẩm sẽ có vân gỗ và màu sắc rất chân thật. Bên cạnh đó, Bảng Màu và Mẫu mã của vật liệu Veneer cũng khá đa dạng, vì vậy mà có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng cũng như phù hợp với nhiều phong cách Thiết kế Nội thất khác nhau.
1.2. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên:
Veneer được tạo ra bằng cách lạn lớp mỏng từ cây gỗ, cho phép sử dụng một lượng nguyên liệu gỗ ít hơn so với việc sử dụng gỗ nguyên khối. Điều này giúp bảo vệ rừng và giảm áp lực đặt lên nguồn cung cấp gỗ từ tự nhiên.
Sau thời gian sử dụng, Veneer còn có thể được tái chế bằng cách nghiền nát để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các loại ván công nghiệp. Từ đó giúp giảm lượng chất thải ra môi trường, đồng thời hỗ trợ mô hình kinh tế tái chế và bền vững.
1.3. Linh hoạt trong Thiết kế và Lựa chọn:
Sự đa dạng về màu sắc của vật liệu Veneer có thể phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ truyền thống, cổ điển đến hiện đại. Ngoài ra, khả năng uốn cong của vật liệu Veneer còn cho phép tạo ra các sản phẩm có hình dạng phức tạp hơn so với việc sử dụng gỗ thịt và các loại gỗ công nghiệp khác. Chính vì vậy, vật liệu Veneer ngày càng được ưa chuộng và sử dụng để tạo ra vô số sản phẩm nội thất với mẫu mã và kiểu dáng khác nhau như cửa, vách ốp trang trí, tủ đồ, ...
2. Nhược điểm:
2.1. Giá thành cao:
Vật liệu Veneer thường được làm từ lớp mỏng của các loại gỗ quý như gỗ Óc chó, gỗ Sồi,... Quá trình sản xuất đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cắt lớp cao nên thành phẩm làm từ Veneer thường có giá thành cao hơn các sản phẩm gỗ công nghiệp khác trên thị trường.
2.2. Độ chống xước bề mặt kém:
Các tấm Veneer có độ dày rất mỏng, bản chất là gỗ tự nhiên nên khả năng chống trầy xước trong quá trình sử dụng là chưa cao.
IV. Ứng dụng của gỗ Veneer trong Thiết kế Nội thất:
Ngày nay, vật liệu Veneer ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Thiết kế và Thi công Nội thất. Dưới đây là một số sản phẩm Nội thất phổ biến được làm từ vật liệu Veneer:
1. Cửa:
Cửa gỗ cốt MDF/Plywood phủ bề mặt Veneer là một trong những loại cửa gỗ phổ biến và được tin dùng nhiều nhất trên thị trường.
Ưu điểm của Cửa gỗ cốt MDF/Plywood phủ bề mặt Veneer là khả năng cách âm tuyệt với, vận hành êm ái, có khả năng chống co ngót, không bị tác động bởi yếu tố thời tiết, khí hậu, độ ẩm và tính thẩm mỹ cao.
2. Vách ốp trang trí:
Vách ốp tường gỗ cốt MDF/Plywood phủ bề mặt Veneer hiện nay vẫn là Xu hướng hàng đầu trong lĩnh vực Thiết kế và Thi công Nội thất. Bởi không chỉ giúp mang lại không gian sang trọng, đẳng cấp mà còn thân thiện với môi trường hơn so với các loại vách ốp tường từ gỗ tự nhiên.
3. Tủ đồ:
Những chiếc tủ đồ, tủ quần áo gỗ cốt MDF/Plywood phủ bề mặt Veneer luôn có bề mặt nhẵn, sáng, chống cong vênh, mối mọt và chống nứt tốt khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu khách hàng, bề mặt tủ gỗ Veneer còn có thể ghép vân tinh tế mà không sợ bị phai màu trước sự tác động của thời gian.
Việc sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp, đặc biệt là vật liệu Veneer trong ngành công nghiệp Nội thất không chỉ là một Xu hướng Thiết kế hiện đại mà còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Vật liệu Veneer không chỉ đem lại vẻ đẹp tự nhiên và ấm cúng cho không gian sống mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
Với sự đa dạng về màu sắc, kết cấu và kiểu dáng, Vật liệu Veneer đang dần trở thành Vật liệu gỗ được các Đơn vị Thiết kế và Thi công Nội thất ưa chuộng cũng như trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà JDesign Co., LTD cung cấp về: “Veneer - Ứng dụng của sử dụng vật liệu gỗ trong Nội thất”. Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về Vật liệu Veneer để đưa ra quyết định chính xác nhất lựa chọn sản phẩm phù hợp cho không gian của mình.
JDesign Co., LTD tự hào là Công ty Thiết kế và Thi công Nội thất chuyên nghiệp. Chúng tôi tự tin luôn mang đến với khách hàng giải pháp Thiết kế và Thi công Nội thất trọn gói với những mẫu thiết kế đẹp nhất cùng xu hướng mới nhất, bên cạnh đó là chất lượng hoàn thiện Dự án với thời gian hợp lý nhất cùng mức chi phí kinh tế nhất, luôn đi kèm điều kiện hỗ trợ bảo hành bảo trì sản phẩm trong và sau quá trình thời gian bàn giao dự án tốt nhất đến tay khách hàng!
------------------------------------------------------
JDesign Co., LTD - CUNG CẤP GIẢI PHÁP TRỌN GÓI LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT!
Liên hệ ngay để được đặt lịch Tư vấn/Khảo sát/Báo giá miễn phí!
Bảo hành sản phẩm lên đến 03 năm – Cam kết bảo trì sản phẩm suốt đời!
Mọi chi tiết/yêu cầu xin vui lòng liên hệ:
- Email: contact.jdesignvn@gmail.com
- Tel: 0866.648.298
- Website: https://j-design.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/jdesignvn
- VPGD: 03/50 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
JDesign - Your Inspiration. Our Creation!
#jdesignvn #interior #interiordesign #interiordecor #thietke #thicong #noithat #veneer #vatlieugo